Làm gì nếu bỏ lỡ cuộc gọi của nhà tuyển dụng tiềm năng?

Bạn có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng và bồn chồn khi bỏ lỡ cuộc gọi từ nhà tuyển dụng tiềm năng. Tuy nhiên, thay vì tự trách móc bản thân, bạn có thể khiến tình huống trở nên tích cực hơn bằng cách thực hiện những điều sau. 

Lấy lại bình tĩnh trước khi thực hiện cuộc gọi lại

Nhiều người bỏ lỡ cuộc gọi của nhà tuyển dụng thì gọi lại ngay dù vẫn lo lắng. Khi nói chuyện với họ trong khi vẫn hoảng sợ, giọng điệu run rẩy và thở hổn hển, bạn chỉ cho thấy bản thân thiếu chuyên nghiệp. Hãy tạo ấn tượng rằng bạn là một nhân viên biết cách hành xử bằng việc dành một chút thời gian để xoa dịu thần kinh nếu cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn. 

Bạn có thể đợi ít nhất 10 đến 15 phút trước khi gọi lại. Trong lúc ổn định tinh thần, hãy chuẩn bị tất cả tài liệu liên quan đến vị trí ứng tuyển như CV, mô tả công việc sau đó mới gọi lại. Điều này tuy nhỏ nhưng sẽ giúp bạn tham gia vào quá trình tuyển dụng hiệu quả hơn.

Đưa ra một lời xin lỗi ngắn gọn

Điều đầu tiên khi gọi lại cho nhà tuyển dụng là đưa ra lời xin lỗi cùng lý do thuyết phục vì sao bạn không nghe cuộc gọi của họ. Chẳng hạn như “Em xin lỗi vì đã không nghe máy. Em không trả lời vì đang bận lái xe”.  Làm điều này, bạn sẽ được đánh giá cao và tạo được thiện cảm nhiều hơn trong mắt nhà tuyển dụng nhờ có tinh thần trách nhiệm. Nhưng đừng dành cho quá nhiều thời gian cho việc xin lỗi này nhé.

Giới thiệu bản thân bạn là ai

Khi gọi lại cho nhà tuyển dụng tiềm năng, hãy nhớ chia sẻ họ và tên của bạn. Điều này có vẻ đơn giản nhưng nhiều khi vì thực hiện quá nhiều cuộc gọi nên không nhớ bạn là ai, ứng tuyển vị trí nào. Lời giới thiệu của bạn sẽ giúp họ dễ dàng tra cứu bạn trong cơ sở dữ liệu để lấy thông tin của bạn. Ví dụ như: “Chào anh/chị. Em là… Em vừa nhìn thấy cuộc gọi nhỡ từ anh/chị và muốn liên lạc lại ạ”. 

Thể hiện sự tự tin trong cuộc trò chuyện

Mặc dù đây không phải là một cuộc phỏng vấn chính thức nhưng hãy sẵn sàng chia sẻ kiến ​​thức và thế mạnh của bạn. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để đặt câu hỏi và tìm hiểu thêm về những gì nhà tuyển dụng đang quan tâm. Các nhà tuyển dụng rất thân thiện và hào hứng lắng nghe ý kiến ​​của bạn, vì vậy bạn nên tham gia vào một cuộc trò chuyện thú vị.  

Gửi tin nhắn văn bản 

Bạn sẽ gặp may mắn nếu nhà tuyển dụng bắt máy và bắt đầu cuộc trò chuyện, nhưng nếu họ không trả lời thì sao? Hãy gửi tin nhắn văn bản. Tương tự, hãy bắt đầu bằng một lời xin lỗi ngắn gọn về việc lỡ cuộc gọi, sau đó đề cập đến tên và lý do của bạn. 

Kết thúc tin nhắn, bạn có thể hỏi thêm khi nào bạn sẽ nhận được phản hồi từ họ. Sau đó chờ câu trả lời hoặc đợi họ gọi lại cho bạn. Nếu điều đó không xảy ra, hãy gọi lại sau nửa giờ hoặc một giờ. Bạn không cần phải ngồi chờ cả ngày vì thời gian của bạn cũng rất quý giá.       

Tiếp tục quá trình tìm việc

Trong khi chờ đợi phản hồi về vị trí mơ ước của mình, có rất nhiều cơ hội khác mà bạn có thể bỏ lỡ nếu ngồi và chờ đợi một cuộc gọi lại. Cho đến khi bạn nhận được lời mời làm việc, bạn vẫn nên coi mình là người tìm việc. Một khi bạn đã để lại tin nhắn, đừng cứ nhìn chằm chằm vào điện thoại và chờ đợi nó đổ chuông, hãy tiếp tục tìm kiếm các vị trí khác mà bạn cảm thấy phù hợp. 

Nếu bạn có cuộc gọi đã hẹn trước với nhà tuyển dụng thì hãy đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ cuộc gọi đó. Đây sẽ là vấn đề lớn bởi nó báo hiệu bạn là ứng viên thiếu tinh thần trách nhiệm và có rất ít cơ hội để lấy lại thiện cảm sau ấn tượng tiêu cực đó.  

Nhưng nếu bạn bỏ lỡ một cuộc gọi từ một nhà tuyển dụng mà bạn chưa từng làm việc trước đó thì đó không phải là vấn đề lớn. Đây là chuyện vẫn thường xuyên xảy ra. Điều quan trọng chỉ là phản hồi kịp thời và chuyên nghiệp để kết nối lại với nhà tuyển dụng tiềm năng và thực hiện các bước tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục