Giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn

- Với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ngộ độc do dùng thực phẩm không an toàn.

Thời điểm này đang trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi thường xuyên, thực phẩm dễ bị ôi thiu và dễ phát sinh các vấn đề gây mất an toàn. Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 được phát động từ ngày 15-4 đến ngày 15-5 nhằm tạo một đợt cao điểm truyền thông tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc nhiều người do sử dụng thực phẩm không an toàn.

Theo các chuyên gia y tế, ngộ độc thực phẩm là tình trạng người bệnh snhiễm phải độc tố do ăn phải thức ăn, đồ uống bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Ngộ độc cũng có thể xảy ra do người bệnh sử dụng thực phẩm có chứa hóa chất bảo vệ thực phẩm, các chất phụ gia, chất bảo quản. Người bị ngộ độc thực phẩm thường có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mất nước, nặng hơn là tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, co giật, liệt, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Lãnh đạo Công an tỉnh nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của tiểu thương trên địa bàn thành phố.

Ông Lê Xuân Vân, Trưởng phòng An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế cho biết, triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm, đoàn kiểm tra liên ngành đã được thành lập nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát các điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại các nhà hàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Những lỗi mà các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm thường mắc phải đó là sử dụng nguyên liệu không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thực phẩm hết hạn sử dụng, sử dụng chất phụ gia, hỗ trợ chế biến không được phép sử dụng hoặc sử dụng quá liều lượng… Đây cũng chính là những nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến các nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 2.500 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, gần 1.600 quầy hàng kinh doanh đồ ăn đường phố. Toàn tỉnh có 265 bếp ăn tập thể do ngành Y tế quản lý, theo dõi trong đó có 258 bếp ăn trường học, 7 bếp ăn doanh nghiệp. Đ

ể tăng cường công tác an toàn vệ sinh cho tuyến cơ sở, Sở Y tế quan tâm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật. Trong đó tập trung vào các đợt cao điểm như Tết Nguyên đán và lễ hội xuân, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu…

Sở cũng chú trọng mở các lớp tập huấn về thực hành kiểm nghiệm nhanh, lấy mẫu xét nghiệm, triển khai các thủ tục pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh, kiểm tra; thành lập các đoàn kiểm tra định kỳ, đột xuất, hậu kiểm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mới, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, mỗi người dân hãy trở thành một nhà tiêu dùng thông thái trong việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Chị Nguyễn Thu Trà, tổ 17, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang) chia sẻ, ngoài các loại thực phẩm tự sản xuất trong gia đình, chị thường chọn mua thực phẩm ở các cửa hàng nông sản, cửa hàng OCOP được cấp giấy chứng nhận, các siêu thị lớn. Các sản phẩm hiện nay đều có mã QR-code dễ dàng truy xuất quá trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ.

Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, người dân cũng cần chủ động trong các khâu bảo quản thực phẩm, tránh sử dụng các loại thực phẩm đã ôi, thiu, hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc. Khi có dấu hiệu bị ngộ độc, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Bài, ảnh: Thùy Lê

Tin cùng chuyên mục